9 cách bước ra khỏi vùng an toàn và phát triển bản thân một cách toàn diện
Bài viết bởi Linda Moon
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với sự phát triển của mình hoặc ngờ vực rằng bản thân chưa hết lòng với cuộc sống, có lẽ đã đến lúc bạn cần thoát khỏi vùng an toàn của chính mình.
Nhiều người trong chúng ta mơ ước lớn lao, nhưng thường sống cuộc sống bé nhỏ, một cuộc sống có ít hơn những gì mà chúng ta có khả năng đạt được. Lý giải điều này, huấn luyện viên điều hành Margie Warrell cho rằng nguyên nhân đến từ những tín hiệu cảnh báo của hệ sinh học thần kinh.
Bà nói: “Chúng ta buộc dây vì an toàn – để tránh rủi ro thất bại hoặc mất mát”. Sự mất mát này bao gồm thất bại về cảm xúc như bị từ chối, lòng tự trọng bị tổn thương và cái tôi bầm dập. Tuy nhiên, để phát triển – cho dù về mặt chuyên môn hay cải thiện cá nhân – thì việc bước ra khỏi vùng an toàn là điều bắt buộc.
“Mức độ trưởng thành và vùng thoải mái đôi khi không tương thích với nhau. Đó là lý do tại sao, khi bạn nhìn lại cuộc đời mình, khoảng thời gian bạn trưởng thành nhất có thể sẽ là lúc không thoải mái nhất”.
Warrell cũng nói thêm rằng “Sự thoải mái là một con dao hai lưỡi. Những người mắc kẹt trong vùng thoải mái ấy sẽ không hình thành được những kỹ năng mới và cuối cùng trở nên tự ti hơn”.
“Đôi khi rủi ro lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là không chấp nhận rủi ro. Nếu bạn chỉ làm những điều an toàn, bạn sẽ không bao giờ biết được rằng khả năng của mình còn có thể vươn xa đến đâu.”
Rik Schnabel, huấn luyện viên kinh doanh và là tác giả của sáu cuốn sách về phát triển cá nhân và nghề nghiệp, tin rằng hầu hết nỗi sợ hãi đều đến từ sự mất mát của con người và cái chết. Ví như về việc nói trước đám đông:
“Khoảnh khắc bạn nói trước công chúng, bạn đang kết nối với một phần cổ xưa của bạn”.
“Trong thời kì Dark Ages, nếu bạn đứng lên và nói một điều không có sự kết nối với khán giả, bạn có thể bị gắn mác dị giáo, phù thủy hoặc người xấu và bị tẩy chay khỏi cộng đồng… Dù có thông minh đến đâu, chúng ta cũng đều phải nhận thức được điều này. ”
Thường thì cái thúc đẩy chúng ta đi ra khỏi những điều “đã biết” là niềm vui hoặc nỗi đau – không mạo hiểm không đạt được thành quả lớn. Dưới đây là một số gợi thoát ra khỏi vùng an toàn dành cho bạn:
Rèn luyện lòng dũng cảm
Warrell gợi ý rằng hãy bắt đầu từ những việc nhỏ khi bước ra ngoài vùng an toàn của chúng ta, ví dụ như việc tham gia một sự kiện kết nối hoặc mời ai đó đi uống cà phê.
“Lòng dũng cảm như là cơ bắp. Nó lớn lên mỗi khi bạn làm điều gì đó vượt ra khỏi vùng an toàn.” Càng làm những gì khiến chúng ta sợ hãi, chúng ta càng ít sợ hãi hơn.
Hoài nghi những hoài nghi
Warrell cho rằng những tiếng nói độc thoại thường khiến chúng ta ngừng cố gắng. “Hãy thách thức những tiếng động tiêu cực đó trong đầu bạn. Những suy nghĩ tiêu cực đang lặp lại có thể kìm hãm sự phát triển của bạn.”
Bạn cũng có thể chuyển sự tập trung đến những điều mà chúng ta có thể sẽ mất hơn là nhận được khi thách thức một điều mới. “Ngay cả khi không đạt được kết quả lý tưởng của mình, chúng ta vẫn luôn trở nên tốt hơn từ những gì đã học được trong quá trình mới này.”
Đối mặt với thất bại
“Nỗi sợ thất bại kìm hãm nhiều người trong chúng ta, thế nhưng thất bại là con đường dẫn đến thành công. Bạn không thể thành công mà không thất bại.” (Schnabel)
Giá trị của bản thân bạn cũng không nằm ở sự thất bại hay thành công đơn của một sự việc đơn thuần.
Đi theo trái tim
Theo Schnabel, có một quan niệm cổ xưa rằng các giá trị và niềm đam mê của đều nằm trong trái tim của chúng ta.
“Đi theo con tim một cách đơn thuần không nghĩ suy có thể là một điều thách thức, bởi vì tần số của niềm đam mê và nỗi sợ hãi trong trái tim là cùng một nhịp.”
Tất cả những giấc mơ tuyệt vời đều được làm nên từ 80% sự phấn khích và 20% là nỗi sợ hãi.
Phá bỏ những khuôn mẫu
Schnabel giải thích rằng vùng an toàn của chúng ta không phải là một ranh giới để vượt qua, mà là một phép ẩn dụ cho những hình mẫu mà chúng ta đang sống. “Chúng ta đều thức dậy và đi ngủ cùng một lúc; về cơ bản chúng ta đều ăn những thứ tương tự cho bữa tối. ”
Những niềm tin và giá trị cốt lõi của chúng ta, bao gồm cả về bản thân, tương tự cũng là một phần của khuôn mẫu này.
Kết thúc việc chờ đợi
“Đừng chờ đến lúc bạn chắc chắn 100% rằng bạn không thể thất bại mới hành động. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn đó, cho bản thân cơ hội học hỏi từ những điều mà bạn làm” – Lời khuyên từ Warrell.
Schnabel cũng đồng ý với điều đó: “Chúng ta đang ở ngoài vòng tuần hoàn lặp lại với mong muốn có được sự tự tin hoặc can đảm trước khi làm điều gì đó. Và cảm giác đó chỉ đến khi bạn dám làm một điều gì đó khiến bạn sợ hãi”.
Làm mới bản thân
Những thách thức lớn nhất của chúng ta thường diễn ra trong quá trình chuyển đổi, như khi một kế toán viên trở thành một người theo đuổi nghệ thuật hay khi một thành viên chuyển sang vai trò lãnh đạo.
“Bởi vì con người không thích lừa dối, nên họ không muốn trở thành một người mà họ không thực sự tin rằng đó là họ với nỗi sợ bị lộ và trở thành một kẻ lừa đảo” – Schnabel phát biểu.
Để bước ra khỏi vùng an toàn,chúng ta phải tin rằng chúng ta có thể cho phép bản thân làm điều đó.
Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác
Chúng ta có xu hướng nói về sự phát triển như một hành trình cá nhân. Trên thực tế, sự phát triển của chúng ta được hỗ trợ bởi nhiều cá nhân khác như người cố vấn, nhà giáo dục, thành viên gia đình, nhà trị liệu, đồng nghiệp.
Bạn cũng có thể liệt kê ra danh sách những người có thể giúp đỡ mình và nhờ họ hỗ trợ.
Vươn tới những mục đích cao cả hơn
Schnabel cho rằng mục đích cao cả hơn là động lực mạnh mẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi khi phải đặt bản thân ra khỏi vùng an toàn.
Hầu hết chúng ta sống theo một chuỗi phản ứng, như thể chúng ta đang tham gia một trò chơi bắn bi. Mục đích cao cả sẽ kéo theo những hành động cao cả.
Schnabel đưa ra lời khuyên thêm rằng, thiền là một cách giúp chúng ta lắng nghe mục đích bên trong của mình.
Nguồn: 9 ways to escape your comfort zone and see professional growth