Giá trị của tấm bằng ACCA

1. ACCA là gì?

Bằng ACCA được cấp bởi ACCA, tên viết tắt của Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (The Association of Chartered Certified Accountants). Đây là một hiệp hội nghề nghiệp được hình thành từ rất lâu (năm 1904) và có uy tín lớn trên thế giới.

Hiệp hội ACCA cung cấp các chương trình học với tên gọi là ACCA (tên viết tắt của hiệp hội), và chương trình FIA/CAT.

Chương trình học cấp bằng ACCA chuyên đào tạo học viên 3 lĩnh vực chính: kế toán, kiểm toántài chính với 13 môn học.

2. Bằng ACCA có giá trị như thế nào?

Theo Báo cáo thống kê của ACCA 2020, chứng chỉ quốc tế danh giá ACCA được công nhận rộng rãi ở 179 quốc gia và lãnh thổ với hơn 544.000 học viên và hơn 227.000 hội viên

Việt Nam có quyền tự hào với nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao với những tấm bằng quốc tế như ACCA, FIA/CAT, CFA hay CIMA. Trong đó, chương trình ACCA là phổ biến nhất. Tại Việt Nam, có hơn 1.300 hội viênhơn 7.000 học viên và hơn 50 doanh nghiệp đối tác.

Bà Lê thị Hồng Len, Trưởng đại diện Hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tại Việt Nam, cho biết thêm: “Chỉ riêng năm 2014, chúng tôi có 162 sinh viên tốt nghiệp, hoàn tất chương trình ACCA, trong khi cùng thời điểm năm 2013 chỉ có 77 người. Cùng với hơn 8.500 học viên đang theo học các chương trình của ACCA, chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan về số lượng và chất lượng của nhân sự trong lĩnh vực này trong những năm tới.” (Theo báo Đầu tư Chứng khoán).

Với mục tiêu đảm bảo học viên sau khi nhận được bằng ACCA có khả năng hiện thực hóa các kỹ năng đã học, chương trình luôn cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên sâu và thực tiễn.

Có lẽ chính vì vậy, bằng ACCA luôn được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Nói một cách khác, học viên sở hữu tấm bằng này có lợi thế vượt trội hơn hẳn so với những người khác, trở thành ứng cử viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là các công ty đa quốc gia và công ty kiểm toán nước ngoài.

3. Cơ hội nghề nghiệp của Hội viên ACCA

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu. Các nước đang phát triển như Việt Nam đặc biệt được các nhà đầu tư hướng đến vì đây là nơi quy tụ nhiều nhân tài. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng cao, liên tục được nâng cấp và cập nhật, đáp ứng chuẩn mực và nhu cầu quốc tế.

Trong bối cảnh ấy, lựa chọn ACCA là một tấm vé thông hành là một xu hướng tất yếu. Điều này đã được chứng minh qua quá trình tuyển sụng của những tập đoàn tiếng tăm như Big4. Nhân viên tại đây luôn được khích lệ và tạo điều kiện tham gia theo học ACCA để nâng cao năng lực, tạo nền tảng vững chắc để khẳng định giá trị bản thân.

Với chứng chỉ ACCA, người lao động Việt Nam sẽ trở thành ứng cử viên “đáng gờm” cho các vị trị cấp cao tại các công ty đa quốc gia, điển hình như: Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc điều hành (CEO), Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, Kiểm toán viên, …

Cụ thể, Thống kê của ACCA Việt Nam cho thấy những con số vô cùng ấn tượng: 4,12% hội viên đang giữ cương vị Tổng Giám đốc, 31% hội viênGiám đốc Tài chính/Giám đốc Khối quản trị rủi ro, khoảng 25,6% hội viên ở cấp trưởng phòng. Số còn lại đều là những chuyên viên cấp cao ở các ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, các công ty kiểm toán nhóm Big4, các công ty lớn của Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia.

Như một tấm “hộ chiếu” mang giá trị toàn cầu, một khi đã sở hữu tấm bằng có giá trị cao như ACCA, người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển bản thân và làm việc tại bất cứ đâu trên Thế giới, đạt được mức thu nhập và vị trí công việc đáng mơ ước!

Bài viết liên quan: BÍ QUYẾT KỲ THI: LỜI KHUYÊN TỪ CÁC HỘI VIÊN ACCA