Trắc nghiệm nghề nghiệp

Nhóm ngành Marketing

1. Tố chất:

  • Sự nhiệt tình, sự đam mê trong mọi dự án
  • Sự sáng tạo
  • Khả năng giao tiếp
  • Khả năng thích ứng
  • Khả năng bán hàng
  • Chuyên gia kể chuyện

2. Cơ hội và thách thức ngành

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet, một thời đại của những nghề nghiệp mới, những lĩnh vực mới hình thành và phát triển ngoạn mục. Một trong những lĩnh vực bùng nổ ngoạn mục nhất chính là Marketing. Và một nghề nghiệp mới mang tên Marketer ra đời, dần dần leo lên bảng xếp hạng top những nghề nghiệp hot nhất.

Theo một thống kê gần đây, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao, có đến 30% vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng làm việc trong ngành Marketing

Nhưng, mặt trái của nghề Marketing là dễ bắt đầu, nhanh bị chững, khó nâng cao trình độ.

Vậy nên bạn cần:

  • Thay đổi! Đừng lặp đi lặp lại các công việc mà bạn đã thành thục, hãy chủ động tạo ra những thứ thách mới cho công việc hằng ngày của mình.
  •  Liên tục bổ sung kiến thức ngành, bắt “trend’.

3. Nghề Marketing có thể chia ra làm 5 lĩnh vực:

  • Nghiên cứu thị trường (Marketing research)
  • Marketing tại các doanh nghiệp (Marketing client)
  • Truyền thông Marketing (Media)
  • Quảng cáo, sự kiện (Agency)
  • Dịch vụ hỗ trợ (Data mining, production house…).
  1. Ngành Marketing có thể làm các công việc:
  • Nghiên cứu Marketing (Marketing Research)
  • Chăm sóc khách hàng/quản trị mối quan hệ khách hàng (Customer Care/Customer Relationship Management)
  • Phát triển sản phẩm mới (New Product Development)
  • Quản trị chiêu thị (Promotion Management)
  • Quan hệ công chúng (Public Relations)
  • Quản trị mạng truyền thông xã hội (Social Media Management)
  • Quản trị sự kiện (Event Management)
  • Giám đốc Marketing
  • Giám đốc nhãn hàng/sản phẩm (Brand/Product Manager)
  • ….

Nhóm ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán

1. Tố chất:

  • Trình độ chuyên môn cao
  • Khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt
  • Khả năng nắm bắt và nhận diện chi tiết vấn đề mới nhanh chóng
  • Có sự đam mê, sáng tạo, năng động 
  • Giỏi ngoại ngữ và tin học
  • Chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả
  • Khả năng diễn giải thuyết phục cao

2. Cơ hội và thách thức ngành:

Bạn có rất nhiều lựa chọn để khởi đầu nghề nghiệp của mình. Theo báo cáo “Nhu cầu nhân sự tại Việt Nam 2018” từ Vietnamworks, ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính/ Đầu tư – Pháp lý đều nằm trong Top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tạo nguồn cầu nghề nghiệp dồi dào cho các sinh viên mới ra trường. 

Theo dữ liệu tiền lương của Hoa Kỳ do PayScale thu thập, sự nghiệp tài chính có tiềm năng sinh lợi hơn hầu hết các nghề liên quan kế toán. Điều này là do thực tế rằng sự nghiệp tài chính thường tập trung vào việc quản lý con số hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, trái với việc kế toán ghi nhận thu nhập và chi tiêu trong quá khứ và hiện tại. Điều này có nghĩa là những người trong ngành tài chính thường có trách nhiệm dự đoán và phân tích tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng, đánh giá các nguồn lực tiền tệ, sử dụng số liệu thống kê và báo cáo kế toán, đồng thời tìm kiếm các giải pháp tài chính trong tương lai.

Những người học tài chính thường có sự chuẩn bị để tiếp tục theo đuổi trình độ sau đại hơn những người học kế toán, một phần bởi đặc thù yêu cầu phát triển thường xuyên của ngành. Do đó họ thường có lợi thế hơn từ sự hiểu biết sâu sắc về các lý thuyết và mô hình làm cơ sở cho các quy trình ở mức bề mặt. Điều này giúp những người học tài chính có thể đưa ra quyết định kinh doanh tốt ở cấp độ quản lý. 

Theo dự báo, cơ hội việc làm cho kế toán và kiểm toán viên sẽ tăng hơn 13% trong thập kỷ tới năm 2022, trong khi cơ hội cho các nhà phân tích tài chính dự đoán sẽ tăng gần 16% trong thời gian này. 
Và mặc dù những cơ hội cho các ngành này này tương đối phong phú thì một bằng cấp đào tạo sau đại học đến từ những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng thực sự mới có thể giúp bạn nổi bật!

Trong thời đại hội nhập quốc tế, nhiều hoạt động giao thương quốc tế diễn ra đồng thời cùng một lúc. Các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế đều có mong muốn phát triển các khung chuẩn mực chuyên môn và đào tạo là tiêu chuẩn chung cho chất lượng công việc

Vậy nên rất cần có các Văn bằng Quốc tế

3. Ngành Tài chính, kế toán, Kiểm toán có thể làm những công việc:

  • Kế toán: Excel, Accounts receivable, Account payable, Financial reporting, Bookkeeping;
  • Kiểm toán: Office, Excel, Audit, Data analysis, Financial analysis;
  • Thuế: Tax compliance, Tax consulting, Tax preparation;
  • Tài chính: Excel, Financial analysis, Data analysis, Financial reporting, Accounting.

Nhóm ngành Quản trị 

1. Tố chất:

Đây sẽ là chuyên ngành cực kỳ phù hợp cho những bạn trẻ năng động, “máu kinh doanh”, đam mê khởi nghiệp hay Leader! . Tuy nhiên đam mê là chưa đủ, khả năng tư duy hệ thống với tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết. Không chỉ đến từ quá trình học tập rèn luyện, bản thân tính cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng

Ngoài ra:

  • Luôn linh hoạt trong giao tiếp
  • Hiểu biết sâu rộng mọi lĩnh vực trong đời sống
  • Chịu được các áp lực lớn

2. Cơ hội và thách thức ngành:

Có thể nói, những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh sinh ra đã có khả năng làm “lãnh đạo” bởi ngành này sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, công ty.

Tuy nhiên, ngoài CEO, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn còn có CFO (giám đốc tài chính), CMO (giám đốc marketing), CCO (giám đốc kinh doanh)…. Tương tự, dưới giám đốc cũng có nhiều cấp bậc quản lý như trưởng phòng, trưởng nhóm….Tất cả đều hoạt động chuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thể. Bởi vậy, ngay từ năm 3 đại học, bạn nên lựa chọn kỹ càng phương hướng mà mình muốn đi.

Không ai vừa ra trường bỗng dưng có thể làm quản lý mà đòi hỏi cần những kinh nghiệm “thực chiến” ác liệt qua nhiều dự án. Bởi vậy, học ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì sau khi ra trường luôn là những quan tâm hàng đầu của hầu hết sinh viên.

3. Ngành Quản trị kinh doanh có thể làm ở các vị trí:

  • Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự; kinh doanh; marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
  • Giảng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các trường Đại Học

Nhóm ngành Logistic

1. Tố chất:

Để thành công trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bạn phải là người năng động, nhạy bén, có khả năng tính toán tốt, có tầm nhìn xa. Làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần thường xuyên cập nhật những biến động của thị trường kinh doanh, đặc biệt là các phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hóa khắp nơi trên thế giới.

Ngoài ra: 

  • Giỏi ngoại ngữ 
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp

2. Cơ hội và thách thức ngành:

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Chuỗi cung ứng là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới, tại Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Việt Nam HR2B, Quản lý Chuỗi cung ứng là một trong những ngành có nhu cầu lớn tại Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy vậy ngành này đang thiếu nhân lực trầm trọng đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, cao cấp.

Đến năm 2020, ngành Quản lý Chuỗi cung ứng ở Việt Nam cần thêm khoảng 20,000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn (theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam). Nhu cầu nhân sự của ngành đang ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường. Điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 37-40 tỷ USD, chiếm 25% GDP của cả nước.

3. Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên thu mua
  • Nhân viên quản lý hàng hóa
  • Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
  • Nhân viên kinh doanh Logistics…

Bài trắc nghiệm này về cơ bản thiết lập một bộ “hồ sơ” về sở thích của bạn để giúp bạn tìm thấy sở thích thật sự và cho thấy mối liên hệ giữa những sở thích đó vào công việc. Bài trắc nghiệm gồm 20 câu , mỗi câu gồm 4 nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ đặc trưng cho từng ngành trong Top 4 ngành kinh tế hot nhất 

Bài trắc nghiệm được xây dựng dựa trên những nghiên cứu uy tín nhất trên thế giới như:
www.yourfreecareertest.com/
www.careerexplorer.com/career-test/
www.thebalancecareers.com/free-career-aptitude-tests-2059813